
Doanh nghiệp nhỏ lo bán hàng, làm thương hiệu thì “để mai tính”? Thực tế, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ giúp bạn xác định mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng và cái nhìn tổng thể. Xây dựng thành công thương hiệu là cách duy nhất để một doanh nghiệp nhỏ phát triển nhanh chóng. Sau đây là 6 mẹo xây dựng thương hiệu mà bạn cần biết!
Hiểu rõ chính doanh nghiệp mình
Bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu là biết doanh nghiệp của bạn đang làm gì, hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ của mình khác biệt thế nào để có chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn nhất. Có thế mới dễ dàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng.

Đây là một ví dụ cho dự án xây dựng thương hiệu: Doanh nghiệp A kinh doanh sữa tắm nam và đổ dồn số tiền lớn chạy quảng cáo, nhưng không đưa ra các key selling point cụ thể, nên không hấp dẫn được khách hàng, và chiến dịch không hiệu quả ngay từ bước đầu tiên.
Xây dựng thương hiệu cũng vậy, tất cả đều bắt đầu từ việc hiểu lợi thế của mình, sau đó mới tìm cách để biết khách hàng là ai.
>>> Dành cho người mới bắt đầu: Hướng dẫn tự chạy quảng cáo Google Ads tối ưu cho người mới bắt đầu
Thấu hiểu khách hàng
Mọi doanh nghiệp đều cho rằng họ biết chính xác khách hàng là ai. Tuy nhiên, “tâm tính” khách hàng thay đổi theo thời gian, nên sự hiểu biết cũng cần được nâng cao.
Ví dụ: Target của sữa tắm nam ban đầu dành cho đàn ông. Nhưng khi doanh nghiệp A phát hiện ra sữa tắm nam được vợ và bạn gái của các chàng trai mua nhiều hơn, lập tức target thay đổi sang phụ nữ.
Điều này có ý nghĩa gì với việc xây dựng thương hiệu?
Bạn cần sử dụng những thứ như CRM và các công cụ phân tích khác để hiểu rõ khách hàng của bạn là ai. Những công cụ này cho phép bạn tạo phân khúc khách hàng khác nhau và nắm thói quen mua hàng của họ. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm và thương hiệu của mình phù hợp hơn.
Một chân dung khách hàng lí tưởng gồm: độ tuổi, giới tính, địa chỉ, thu nhập, học vấn. Ngoài ra, bạn có thể đào sâu vào các chi tiết: động lực hành động, mục tiêu, nỗi đau, ảnh hưởng, mức ưa thích của thương hiệu.
Sứ mệnh của doanh nghiệp
Bạn có một ý tưởng hoàn hảo về thương hiệu, vậy còn nhân viên của bạn?
Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đem lại cho khách hàng.

Ví dụ: Nike nổi tiếng với khẩu hiệu “Just Do It”, nhưng ít ai biết sứ mệnh của Nike là “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”.
Vậy nên, mọi thứ từ logo, tagline, tông giọng (voice), thông điệp (message) và cá tính (personality), nhân viên phải hiểu hết toàn bộ. Để khi ai đó đặt câu hỏi rằng bạn đang làm gì, hãy trả lời họ bằng giá trị thương hiệu đã được thiết lập trước đó.
Tạo sự KHÁC BIỆT
Mọi doanh nghiệp nhỏ đều có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để thương hiệu của mình nổi bật nhất?

Hãy tưởng tượng ai đó thèm hamburger. Có vô số nơi cung cấp, giá rẻ hơn của bạn rất nhiều. Và thách thức trong xây dựng thương hiệu ở đây là đảm bảo khách hàng biết sản phẩm của bạn khác với người ta như thế nào.
Hãy nói những gì khách cần nghe, giá trị sản phẩm mang lại, những trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm và quảng cáo chúng. Ngay cả thứ đơn giản như dịch vụ, feedback,.. cũng khiến bạn khác biệt trong thế giới công nghệ hóa.
>>> Muốn bán hàng online để tăng doanh thu? Bài viết này rất hữu ích cho bạn: 4 bước chuẩn bị cho Ecommerce thời Covid
Nắm bắt cơ hội để xây dựng thương hiệu
Bạn nghĩ thương hiệu tốt trông như thế nào? Nếu chỉ có quảng cáo, thì bạn đang mắc kẹt trong thế kỷ 20. Một vài cách sau đây giúp bạn nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu
+ Hãy đưa ra giải pháp ngay khi khách hàng gặp vấn đề.
+ Cố gắng chèn hình ảnh thương hiệu vào tất cả hoạt động online hay offline như khuyến mãi, banner, brochure,..
+ Thường xuyên đăng bài, năng nổ tương tác trên mạng xã hội, để khi ai đó có câu hỏi, đây sẽ là cơ hội để định vị khách hàng tiềm năng, cũng như có thể lan tỏa được giá trị mà thương hiệu bạn mang đến cho khách hàng.

Thiết lập quy chuẩn truyền thông trên mạng xã hội
Để xây dựng thương hiệu thì không thể thiếu một quy chuẩn truyền thông xã hội của doanh nghiệp.

Các nguyên tắc truyền thông xã hội giống như phần mở rộng trực tuyến cho sứ mệnh của bạn. Hãy đảm bảo mọi kênh truyền thông xã hội đều đúng với quy chuẩn của thương hiệu (logo, màu sắc,..)
Khía cạnh này đặc biệt quan trọng. Vì sự hiện diện nhiều trên mạng xã hội mang lại nguồn khách tiềm năng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Trên đây là 6 điểm mấu chốt xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn chưa hình dung được “vũ khí” của mình ở đâu trong trận chiến xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi. Các chuyên gia Purple sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn diện mạo, phong cách mà khách hàng sẽ không dễ gì quên!